Cuộc sống trong khuôn viên trường

Chúng tôi xin giới thiệu ví dụ về cuộc sống của sinh viên tại trường Đại học Kansai của bạn A có nguyện vọng học tiếp lên khoa khoa học xã hội và bạn B có nguyện vọng học tiếp viện sau đại học về khoa học và kỹ thuật.

Thời khóa biểu (năm 2023)

Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu
Tiết 1
9 : 00-10 : 30
Tiếng Nhật I~VI
(Tổng hợp)
Tiếng Nhật I~VI
(Tổng hợp)
Tiếng Nhật I~VI
(Tổng hợp)
Tiếng Nhật I~VI
(Tổng hợp)
Tiếng Nhật I~VI
(Tổng hợp)
Tiết 2
10 : 40-12 : 10
Tiếng Nhật I~VI
(Đọc hiểu)
Tiếng Nhật I~VI
(Đọc hiểu)
Tiếng Nhật I~VI
(Đọc hiểu)
Tiếng Nhật I~VI
(Đọc hiểu)
Tiếng Nhật I~VI
(Đọc hiểu)
Tiết 3
13 : 00-14 : 30
Tiếng Nhật I~VI
(Từ ngữ nói, viết)
Tiếng Nhật I~VI
(Từ ngữ nói, viết)
Tiếng Nhật I~VI
(Từ ngữ nói, viết)
Tiếng Nhật I~VI
(Từ ngữ nói, viết)
Tiếng Nhật I~VI
(Từ ngữ nói, viết)

Tiết 4
14 : 40-16 : 10

Tiếng Nhật hàn lâm AⅠ①

Tiếng Nhật hàn lâm BⅠ①

Tiếng Nhật hàn lâm AⅢ①

Tiếng Nhật hàn lâm AⅢ②

Tiếng Anh Ⅲ

Hóa học

Toán học Ⅰ

Tiếng Nhật hàn lâm AⅡ

Tình hình Nhật Bản ①

Tình hình Nhật Bản ②

Tiếng Nhật hàn lâm AⅢ②

Tiếng Anh Ⅲ

Vật lý

Tiếng Nhật hàn lâm AⅠ①

Tiếng Nhật hàn lâm BⅠ①

Tiếng Nhật hàn lâm AⅢ①

Tiết 5
16 : 20-17 : 50

Tiếng Nhật hàn lâm AⅠ②

Tiếng Nhật hàn lâm BⅠ②

Môn tổng hợp Ⅱ

Tiếng Anh Ⅰ

Toán học Ⅱ

Tiếng Nhật hàn lâm AⅡ

Tình hình Nhật Bản ①

Tình hình Nhật Bản ②

Môn tổng hợp Ⅱ

Tiếng Anh Ⅰ

Sinh học

Tiếng Nhật hàn lâm AⅠ②

Tiếng Nhật hàn lâm BⅠ②

Tiết 6
18 : 00-19 : 30

Môn tổng hợp Ⅰ

Tiếng Anh Ⅱ

Môn tổng hợp Ⅰ

Tiếng Anh Ⅱ

Về hoạt động của câu lạc bộ

Ở trường Đại học Kansai có rất nhiều câu lạc bộ thể thao, văn hóa triển khai các hoạt động đa dạng với chất lượng cao. Du học sinh của khóa học đặc biệt cũng có thể tham gia hoạt động của câu lạc bộ như một sinh viên của Đại học Kansai khi được cho phép.

Về việc làm thêm

Tư cách lưu trú của "du học sinh" là tư cách được cấp cho người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản với mục đích tiếp nhận đào tạo tại cơ sở đào tạo như trường đại học, vì vậy, trường hợp thực hiện hoạt động làm việc như làm thêm thì cần phải có sự cho phép hoạt động ngoài tư cách của Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản. Trường hợp làm thêm mà không có sự cho phép này (Điều 19 Luật quản lý nhập cảnh) hoặc vượt quá phạm vi cho phép thì có trường hợp bị xử phạt hoặc trục xuất.

Về chi phí sinh hoạt

Để có thể sinh sống tại Osaka, bao gồm cả phí cư trú (tiền ký túc xá), bần cần ít nhất khoảng 100.000 Yên/tháng.

Ví dụ về chi phí sinh hoạt trong 1 tháng
(Đơn vị tiền tệ: Yên)
Trường hợp của bạn A Trường hợp của bạn B
Phí cư trú (tiền ký túc xá)
(năm 2023)
48,000 48,000
Tiền ăn 40,000 35,000
Tiền điện thoại di động 3,000 3,000
Phí bảo hiểm sức khỏe quốc dân 2,000 2,000
Phí phục vụ nhu cầu giải trí và sở thích cá nhân 15,000 10,000
Phí khác 12,000 5,000
Tổng cộng 120,000 103,000

*Người nước ngoài lưu trú từ 3 tháng trở lên tại Nhật Bản có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân. Mỗi năm cần đóng phí bảo hiểm khoảng 25.000 Yên (trường hợp ở thành phố Suita nơi có trường Đại học Kansai) nhưng nếu tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân thì khi được khám bệnh hoặc nhận thuốc tại tổ chức y tế bảo hiểm, sẽ được hỗ trợ 70% chi phí y tế từ bảo hiểm sức khỏe quốc dân và bản thân thanh toán một phần là 30% chi phí y tế.
Ngoài ra, trường hợp chi phí y tế đã thanh toán cho cùng một tổ chức y tế khi nhập viện hoặc phẫu thuật, v.v... vượt quá số tiền giới hạn bản thân thanh toán (trường hợp tại thành phố Suita nơi có trường Đại học Kansai là 35.400 Yên/tháng) thì chi phí y tế vượt quá số tiền giới hạn sẽ được thanh toán lại dựa trên chế độ thanh toán lại chi phí y tế mức cao.

Đến đầu trang này